Lịch sử Tiếng_Swahili

Nguồn gốc

Dù vốn được viết bằng chữ cái Ả Rập, nhưng bây giờ tiếng Swahili được viết bằng chữ cái Latinh do nhà truyền giáo Kitô giáo và người quản lý thuộc địa là người châu Âu đưa vào. Bài viết ở đây là phiên bản Công giáo của Kinh Lạy Cha.[6]

Tiếng Swahili thường xuyên được coi là thứ tiếng của vùng bờ biển của TanzaniaKenya, được các tổng thống vùng Hồ Lớn hình thức hoá sau khi được độc lập. Vốn thứ tiếng này được người thổ dân ở vùng bờ biển của đất liền nói, rồi nó lan đi các hòn đảo xung quanh bờ biển Swahili và trở thành ngôn ngữ của ngư dân. Kể từ ít nhất là thế kỷ II CN, các thương nhân của các hòn đảo đó tiếp xúc nhiều với người dân bờ biển, nên kể từ ít nhất là thế kỷ VI tiếng Swahili lan đi suốt bờ biển Swahili. Cũng có ít nhiều chứng minh về người Zaramo đến từ Dar es Salaam (bây giờ thuộc Tanzania) định cư trên đảo Zanzibar.

Người nông dân trồng đinh hương đến từ Oman[7]vịnh Ba Tư làm cánh đồng trong quần đảo Zanzibar. Họ truyền bá Hồi giáo và cho thêm một vài từ vào tiếng Swahili. Họ xây dựng pháo đài và lâu đài tại các trung tâm kinh doanh và văn hoá chính cho đến Sofala (Moçambique) và Kilwa (Tanzania) ở phía nam, MombasaLamu tại Kenya, quần đảo Comoros và miền bắc Madagascar trong Ấn Độ Dương, và Barawa (miền nam Somalia) ở phía bắc. Vì sự yêu cầu đinh hương nên xuất hiện tuyến giao thương, và nhà kinh doanh nói tiếng Swahili định cư theo dọc tuyến kinh doanh mới ấy. Lúc đó quý trình phát triển tiếng Swahili hiện đại bắt đầu.

Tài liệu sớm nhất được biết đến viết bằng tiếng Swahili là thư viết tại Kilwa Kisiwani năm 1711 sử dụng chữ cái Ả Rập. Thư này được gửi cho người Bồ Đào Nha tại Moçambique và đồng minh của họ. Bản nguyên của thư đó bây giờ được giữ tại Sở Lưu trữ Lịch sử Goa, Ấn Độ.[8][9] Một tài liệu cổ khác là sử thi bằng chữ cái Ả Rập tựa đề là Utendi wa Tambuka (tạm dịch: Truyện Tambuka) của năm 1728.

Tiếng Swahili bằng chữ cái Ả Rập — biển kỷ niệm tại đài kỷ niệm Askari, Dar es Salaam

Thời kỳ thuộc địa

Sau khi nước Đức xâm chiếm vùng có tên là Tanganyika (bây giờ là đất liền Tanzania) làm thuộc địa vào năm 1886, người Đức nhận ra rằng tiếng Swahili được sử dụng rộng rãi, nên họ chỉ định tiếng Swahili là ngôn ngữ hành chính của toàn vùng thuộc địa. Người Anh Quốc ở Kenya láng giềng không làm vậy, nhưng có bước vào hướng đó. Cả hai người Anh Quốc và người Đức muốn làm cho thuận tiện sự cai trị của họ lên thuộc địa mà người bản địa ở đó nói khá nhiều thứ tiếng khác biệt với nhau. Vì vậy, nhà chính quyền thuộc địa chọn lựa một ngôn ngữ bản địa độc đáo mà họ hy vọng người bản xứ sẽ chấp nhận. Tiếng Swahili là thứ tiếng thuận lợi duy nhất trong hai thuộc địa đó.

Sau khi nước Đức thua Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bị tước mọi vùng hải ngoại của nó. Vùng Tanganyika thì Anh Quốc làm uỷ trị. Chính quyền Anh Quốc với sự hỗi trợ của thể chế truyền giáo Kitô đến từ Anh Quốc mà có hoạt động trong thuộc địa đó tăng lên quyết tâm đặt tiếng Swahili là ngôn ngữ chung trong đào tạo tiểu học và sự thống trị cấp thấp trong khắp thuộc địa Đông Phi của Anh Quốc (Uganada, Tanganyika, Zanzibar, Kenya). Tiếng Swahili ở bậc dưới tiếng Anh: đào tạo đại học, phần lớn đào tạo trung học, thống trị cấp cao luôn là bằng tiếng Anh.Một bước đến sự lan đi của tiếng Swahili là sáng tạo ngôn ngữ viết chuẩn. Vào tháng 6 năm 1928, một cuộc hội nghị liên lãnh thổ được tổ chức tại Mombasa, rồi tại đó ngôn ngữ địa phương Zanzibar là tiếng Unguja (Kiungujamã ngôn ngữ: swa được nâng cấp thành mã: sw ) được lựa chọn làm nền tảng của tiếng Swahili chuẩn.[10] Tiếng Swahili chuẩn của ngày này —loại người ta dạy khi dạy tiếng Swahili cho người nước ngoài— trên thực tế là tiếng Swahili của Zanzibar, dù có sự không thống nhất nhỏ giữa ngôn ngữ viết chuẩn và tiếng địa phương của Zanzibar.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Swahili http://www.inst.at/trans/11Nr/ogwana11.htm http://www.ethnologue.com/language/swa http://www.ethnologue.com/language/swc http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=s... http://www.glcom.com/hassan/dictionary/swahili_dic... http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/0305498... http://www.qucosa.de/fileadmin/data/qucosa/documen... http://swahililanguage.stanford.edu http://swahililanguage.stanford.edu/ http://www.lmp.ucla.edu/Profile.aspx?LangID=17&men...